NHK WORLD > Cùng nhau học tiếng Nhật > Học bằng tiếng Việt > Thưa cô, em hỏi! > Cách nói bị động (Bài 23)

Thưa cô, em hỏi!

Cách nói bị động (Bài 23)

Chúng ta dùng cách nói bị động khi nói từ vị trí của người bị một hành động nào đó tác động lên. Trong câu bị động, chúng ta dùng động từ ở thể bị động và trợ từ NI để chỉ chủ thể của hành động. 

Bây giờ, tôi sẽ nói về cách đổi các động từ thể MASU sang thể bị động. Đầu tiên là các động từ có nguyên âm E ở cuối âm tiết đứng ngay trước MASU. Với các động từ này, khi đổi sang bị động, trước MASU thêm RARE. Ví dụ, TABEMASU,”ăn”, trở thành TABERAREMASU, “bị ăn”.

Thứ 2 là các động từ có nguyên âm I ở cuối âm tiết đứng ngay trước MASU. Đối với các động từ này có 2 cách biến đổi:

Cách thứ nhất là đổi I thành A, sau đó thêm RE vào sau và kết thúc bằng MASU. Ví dụ SHIKARIMASU,”mắng”, đổi thành SHIKARAREMASU, “bị mắng”. Còn với động từ SHIMASU, “làm”, khi chia bị động thành SAREMASU, “bị/được làm”.

Cách thứ 2 là thêm RARE vào trước MASU. Ví dụ, MIMASU, “xem” hoặc là “nhìn”, khi chia bị động thành MIRAREMASU.

Ngoài ra có một động từ bất quy tắc là KIMASU, “đến”, khi chia bị động thành KORAREMASU. Các bạn hãy học thuộc nhé.

Hãy vào phần "Tài liệu bổ sung".
*Bạn sẽ rời trang web của NHK