“Bát tráng men màu nâu có chân đế, gắn hình cua” của Miyagawa Kouzan đời thứ I
(Katsuyu Kani haritsuke Daitsuki Hachi)

Hai con cua bám trên miệng bát gốm được gọt đẽo thô ráp và tráng men màu nâu. Chúng là một phần của chiếc bát, trông giống hệt cua thật đến từng chi tiết. Tác giả của chiếc bát là Miyagawa Kouzan, một nghệ nhân gốm có danh tiếng ở Kyoto khi còn trẻ, sau đó chuyển đến sống ở Yokohama. Đồ gốm là một trong những mặt hàng xuất khẩu tiêu biểu của Nhật Bản trong nửa cuối thế kỷ 19. Những người làm gốm được yêu cầu phát huy tối đa kỹ thuật để cho ra những sản phẩm có thể gây ấn tượng với thế giới. Thời kỳ này, nơi thử sức của các sản phẩm là các cuộc triển lãm quốc tế ở phương Tây. Danh tiếng của Kouzan ngày càng tăng nhờ kỹ thuật trang trí chạm khắc nổi “takaukibori”, trong đó có tạo hình cua như chúng ta thấy ở đây. Câu chuyện nói về một nghệ nhân thủ công mỹ nghệ, gánh vác uy tín quốc gia, vật lộn giữa truyền thống và tân tiến, giữa Nhật Bản và phương Tây.