Trong loạt bài này, chúng ta cùng nhìn lại kinh nghiệm rút ra sau động đất lớn ở Kumamoto tháng 4 năm 2016 thông qua 11 từ khóa sinh tồn. Hôm nay, chúng ta tập trung vào nguy cơ từ đất đắp nền trũng hoặc nền nghiêng để tạo nền đất bằng phẳng trong xây dựng.
Sau trận động đất ở Kumamoto, có nhận định rằng nhà cửa bị hư hại nặng nề thường nằm ở những nơi có nền đất đắp hoặc móng nhà không vững chắc. Có những nơi, phần nền đất đắp bị sập xuống. Điều này không có nghĩa là tất cả các khu vực như vậy đều nguy hiểm, nhưng trong các thảm họa trước đây cũng đã có ghi nhận nguy cơ từ đất đắp nền như thế này.
Ngoài ra, nền đất không vững chắc có thể khiến rung lắc mạnh hơn. Ta hãy hình dung đất giống như thạch, khi có rung lắc, thạch mềm sẽ rung chuyển rõ hơn so với thạch cứng. Tương tự như vậy, rung lắc sẽ khuếch đại ở nơi có nền móng yếu, do đó gây ra nhiều thiệt hại hơn.
Cũng đã có nhận định rằng móng yếu, phức tạp nằm sâu dưới lòng đất có thể là nguyên nhân gây ra thiệt hại nặng nề ở trung tâm Thị trấn Mashiki ở Kumamoto.
Thông tin được cập nhật đến ngày 12/5.
Thông tin có trên trang mạng xã hội của NHK World JAPAN.