Trong phần 5 của loạt bài về ứng phó thảm họa từ góc nhìn của phụ nữ, chúng tôi nói về sáng kiến của phụ nữ nhằm cải thiện môi trường sống, góp phần giải quyết vấn đề tại các trung tâm sơ tán.
Sau trận động đất và sóng thần ở đông bắc Nhật Bản năm 2011, thành phố Tome ở tỉnh Miyagi đã lập 1 trung tâm sơ tán do nữ giới điều hành bởi lý do chỉ có họ mới hiểu phụ nữ cần gì khi sơ tán. Để làm được việc này, những phụ nữ tích cực hoạt động bình đẳng giới đã nghĩ ra hình thức phát phiếu cho phụ nữ đến sơ tán để họ có thể đăng ký thông tin về 1 số nhu cầu như quần áo mặc trong, mỹ phẩm. Với sự giúp đỡ của chính quyền thành phố và các tổ chức, đồ dùng yêu cầu đã được chuyển đến trung tâm chỉ trong 1 tháng.
Sau trận động đất năm 2016 ở Kumamoto, miền tây Nhật Bản, phụ nữ cũng đã điều hành 1 trung tâm sơ tán đặt tại 1 trường tiểu học ở thị trấn Mashiki. Việc đầu tiên họ làm là phân khu bên trong trung tâm. Người cao tuổi và những người cần chăm sóc đặc biệt được bố trí ở gần lối vào của nhà thể chất. Tại đây còn có 1 phòng học bên ngoài nhà thể chất dành riêng cho phụ nữ và trẻ em để đảm bảo sự riêng tư.
Nhà vệ sinh được bố trí riêng cho nam và nữ. Ngoài ra, trung tâm cũng khuyến khích những người đến sơ tán tại đây, dù là nam hay nữ, hỗ trợ các công việc như quét dọn và phân phát đồ ăn.
Thông tin được cập nhật đến ngày 1/3 và có đăng trên trang mạng xã hội của NHK World Japan.